Tìm Hiểu Kỹ Về Con Giống
Trước khi bắt tay vào nuôi dê, cần tìm hiểu có những giống dê nào trên thị trường. Hiện có nhiều giống dê trên thị trường, tuy nhiên Dê Boer được hầu hết các trang trại chọn nuôi do có nhiều ưu điểm mà không giống dê nào có được.
Dê Boer hay còn gọi là Dê Nam Phi, có nguồn gốc từ Nam Phi du nhập vào nước ta. Đặc điểm của loài dê này là lớn rất nhanh, cho lượng thịt lớn, đồng thời thịt chứa lượng mỡ cao. Trung bình, một con dê Boer trưởng thành nặng khoảng 100kg và cho ra hơn 40kg thịt.
Một đặc tính nữa của loại dê này là mắn đẻ và nuôi con khá giỏi. Dê cái động đực lần đầu tiên từ khi 5-7 tháng tuổi. Tuy nhiên, để phối giống phải chờ đến khoảng 15 tháng tuổi, lúc này trọng lượng của dê cái khoảng 30-40kg. Chu kỳ động đực kéo dài khoảng 18-21 ngày.
Thời gian mang thai từ 145 – 155 ngày. Lần đầu tiên thường sinh 1 con, những lần sau sinh khoảng 2-3 con tùy theo. Trung bình trong 1 đàn, 1 con dê đực có thể quản lý và phối giống 25-30 con dê cái.
Các Lưu Ý Khi Chọn Dê Giống
Để có một đàn dê khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển đàn nhanh thì việc lựa chọn dê giống khá quan trọng.
Đối với dê đực, bà con nên lựa chọn những con có ngoại hình khỏe mạnh, vạm vỡ. Đồng thời 4 chi vững chắc, hăng hái, nhanh nhẹn và có 2 quả tinh hoàn to đều.
Đối với dê cái, chọn những con có thân hình nở nang cân đối, bộ lông bóng mềm, có ngực sâu kèm bầu vú nở rộng. Ưu tiên chọn những con mà quanh khu vực bầu vú có nhiều mạch máu nổi nhìn rõ được. Nếu có thể, hãy chọn những con dê cái có quá trình sinh trưởng và phát triển vượt trội hơn từ lúc sinh đến khi trưởng thành.
Làm Chuồng Nuôi Dê
Nhìn chung, làm chuồng nuôi dê thịt hay dê sinh sản đều có đặc điểm chung về hướng chuồng, nền và sàn chuồng.
Chuồng nên xoay hướng Đông Nam hoặc hướng chính Nam, nơi mát mẻ về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Không nên làm chuồng xoay hướng Bắc, dễ làm dê bị nhiễm lạnh. Nên làm mặt chuồng cách sàn khoảng 0,7m – 1m. Mặt sàn làm bằng tre hoặc nứa, để tạo những khe hở đủ để phân dê lọt xuống khe. Cố gắng giữ nền chuồng luôn sạch sẽ, khô thoáng.
Về mật độ thả dê, bà con lưu ý với dê con nên để mật độ 0,5m2/con. Đối với dê trưởng thành nên để 3m2/con. Lắp đặt các dụng cụ cho dê ăn uống, đảm bảo thức ăn thừa không bị rơi vãi ra mặt sàn dẫn đến ẩm mốc và bệnh tật phát sinh.
Cách Làm Đệm Lót Sinh Học Cho Dê
Chuẩn bị:
Cách chế 200 lít dịch men: Cho 1 kg chế phẩm BALASA N01, 15 kg bột ngô, 200 lít nước sạch cho vào thùng và khuấy đều, đậy kín. Để ở chỗ ấm trong thời gian 1-2 ngày là có thể dùng được. Chuẩn bị dịch men trước 1-2 ngày.
Cách xử lý bột ngô: Lấy khoảng 2 lít dịch men (trong 200 lit dịch men ở trên) đã làm trước đó cho vào 5 kg bột ngô, xoa cho ẩm đều sau đó để ở chỗ ấm. Chuẩn bị hỗn hợp bột ngô với nước men này trước khi bắt đầu làm đệm lót 5-7 giờ.
Làm đệm lót sinh học:
– Bước 1: Rải lớp chất đệm (bã mía, mùn cưa) dày 20 cm ra nền chuồng.
– Bước 2: Tưới đều 100 lít dịch men, sau đó rải đều một phần bã ngô lấy từ dịch men để rải lên trên mặt lớp trấu.
– Bước 3: Tiếp tục rải lớp chất độn thứ 2, vừa rải vừa phun nước sạch và vừa phải dùng cào đảo cho đều vào nhau và để cho hỗn hợp được làm ẩm đều cho đến khi đạt độ ẩm trên dưới 30%.
Thử bằng cách: Quan sát thấy mùn cưa thấm nước trở nên sẫm màu, bốc mùn cưa trên tay nắm chặt lại có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi rời là đạt yêu cầu.
– Bước 4: Rải đều 5 kg bột ngô đã xử lý lên trên mặt lớp đệm lót.
– Bước 5: Rắc đều hết phần bã ngô lấy từ dịch men lên bề mặt đệm lót, sau đó tưới đều 100 lít dịch men còn lại lên lớp đệm lót.
– Bước 6: Lấy tay xoa đều lên toàn bộ bề mặt lớp mùn cưa.
– Bước 7: Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc bằng ni-lon.
– Bước 8: Để lên men 3- 5 ngày. Bới sâu xuống 20-30 cm thấy ấm nóng, không còn mùi nguyên liệu là đạt yêu cầu.
– Bước 9: Sau khi lên men kết thúc thì bỏ bạt phủ, cào lớp bề mặt (sâu khoảng 20 cm) cho tơi, để thông khí sau 1 ngày mới thả.
Mình ở bảo lộc lâm đồng. Muốn mở 1 trang trại dê. Mong cty lh lại tư vấn.
Em ở thanh hóa.muốn tìm hiểu và hợp tác nuôi dê với cty.cần a chị tư vấn cụ thể